Không tìm thấy trang này – Làm đẹp & Sức khỏe https://depmai.net Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm & Thời trang Sat, 20 Nov 2021 04:22:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.6.13 https://depmai.net/wp-content/uploads/2021/11/cropped-loggo-32x32.png Không tìm thấy trang này – Làm đẹp & Sức khỏe https://depmai.net 32 32 Collagen – 6 lợi ích thiết yếu https://depmai.net/collagen-6-loi-ich-thiet-yeu/ https://depmai.net/collagen-6-loi-ich-thiet-yeu/#respond Sat, 20 Nov 2021 04:21:23 +0000 http://depmai.net/?p=5582 Collagen là protein nhiều nhất trong cơ thể và đây là thành phần chính của các mô liên kết tạo nên một số bộ phận cơ thể như gân, dây chằng, da và cơ bắp. Collagen không chỉ có chức năng cho việc đẹp da mà còn góp phần vào bổ sung dinh dưỡng cho […]

The post Collagen – 6 lợi ích thiết yếu appeared first on Làm đẹp & Sức khỏe.

]]>
Collagen là protein nhiều nhất trong cơ thể và đây là thành phần chính của các mô liên kết tạo nên một số bộ phận cơ thể như gân, dây chằng, da và cơ bắp. Collagen không chỉ có chức năng cho việc đẹp da mà còn góp phần vào bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể 

1.Trẻ hóa làn da

Collagen là thành phần chính của da. Loại protein này đóng một vai trò trong việc tăng cường sức khỏe cho làn da, tăng sức độ đàn hồi và hydrat hóa. Khi có tuổi, cơ thể bạn sản xuất ít collagen hơn, dẫn đến da khô và hình thành nếp nhăn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng peptide collagen hoặc chất bổ sung có chứa collagen có thể giúp làm chậm sự lão hóa của làn da của bạn bằng cách giảm nếp nhăn và khô.

Trong một nghiên cứu, những phụ nữ sử dụng chất bổ sung có chứa 2,5-5 gram collagen trong 8 tuần, kết quả cho thấy những phụ này ít bị khô da ít hơn và tăng đáng kể độ đàn hồi của da so với những người không sử dụng chất bổ sung.

Một nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ uống đồ uống pha với bổ sung collagen hàng ngày trong 12 tuần cho kết quả là hydrat hóa da tăng và giảm đáng kể độ sâu của nếp nhăn so với nhóm đối chứng.

Tác dụng giảm nếp nhăn của các chất bổ sung collagen là do khả năng kích thích cơ thể bạn tự sản xuất collagen. Ngoài ra, việc bổ sung collagen có thể thúc đẩy sản xuất các protein khác trong cấu trúc da của bạn, như elastin và fibrillin.

2. Giúp giảm đau khớp

Collagen giúp duy trì tính toàn vẹn của sụn, đó là mô giống như cao su bảo vệ khớp của bạn.

Khi lượng collagen trong cơ thể bạn giảm đi khi già đi, nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa khớp như viêm xương khớp sẽ tăng lên.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung collagen có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp và giảm đau khớp.

Trong một nghiên cứu, 73 vận động viên tiêu thụ 10 gram collagen mỗi ngày trong 24 tuần đã giảm đau khớp đáng kể khi đi bộ và khi nghỉ ngơi, so với một nhóm không sử dụng.

Trong một nghiên cứu khác, người lớn uống 2 gram collagen mỗi ngày trong 70 ngày. Những người dùng collagen đã giảm đau khớp đáng kể và có khả năng tham gia hoạt động thể chất tốt hơn so với những người không dùng.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng collagen bổ sung có thể tích lũy trong sụn và kích thích các mô của bạn tạo ra collagen.

Nếu bạn muốn thử dùng một chất bổ sung collagen cho tác dụng giảm đau, các nghiên cứu khuyên bạn nên bắt đầu với liều 8 – 12 gram hàng ngày.

3. Giảm loãng xương

Xương của bạn được làm chủ yếu từ collagen, chúng giúp xương giữ cấu trúc và chắc khỏe.

Giống như collagen trong cơ thể xấu đi khi bạn già đi, khối lượng xương cũng vậy. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng như loãng xương, có dấu hiệu đặc trưng là mật độ xương thấp và gia tăng nguy cơ gãy xương cao hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung collagen có thể có một số tác dụng nhất định trong cơ thể giúp ức chế sự phân hủy xương dẫn đến chứng loãng xương.

Trong một nghiên cứu, phụ nữ dùng bổ sung canxi kết hợp với 5 gram collagen hoặc bổ sung canxi và không có collagen hàng ngày trong 12 tháng. Vào cuối cuộc nghiên cứu, những phụ nữ sử dụng chất bổ sung canxi và collagen có lượng loại protein thúc đẩy sự phân hủy xương thấp hơn đáng kể để so với những người chỉ dùng canxi.

Một nghiên cứu khác cho thấy kết quả tương tự ở 66 phụ nữ dùng 5 gram collagen mỗi ngày trong vòng 12 tháng. Những phụ nữ sử dụng collagen cho thấy sự gia tăng tới 7% mật độ khoáng xương (BMD) so với những phụ nữ không tiêu thụ collagen.

BMD là thước đo mật độ khoáng chất, chẳng hạn như canxi trong xương của bạn. BMD thấp có liên quan đến xương yếu và phát triển bệnh loãng xương.

Những kết quả này rất hứa hẹn, nhưng cần nhiều nghiên cứu trên người nhiều hơn trước khi vai trò của thực phẩm chức năng collagen đối với sức khỏe của xương được xác nhận hoàn toàn.

4. Hỗ trợ tăng khối lượng cơ bắp

Mô cơ được cấu tạo từ 1% đến 10% collagen. Collagen giúp giữ cho cơ bắp của mạnh mẽ và hoạt động chính xác.

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung collagen giúp tăng khối lượng cơ bắp ở những người bệnh thiểu cơ do mất khối lượng cơ xảy ra theo tuổi tác.

Các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng việc sử dụng collagen có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp protein cơ bắp như creatine, cũng như kích thích tăng trưởng cơ bắp sau khi tập thể dục.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để điều tra tiềm năng của collagen để tăng khối lượng cơ bắp.

5. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng việc bổ sung collagen có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Collagen cung cấp cấu trúc cho các động mạch, đó là các mạch máu mang máu từ tim đến khắp cơ thể. Không có đủ collagen, các động mạch có thể trở nên yếu và dễ vỡ.

Điều này có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, một bệnh đặc trưng bởi sự hẹp của các động mạch. Xơ vữa động mạch có khả năng dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Trong một nghiên cứu, 31 người trưởng thành khỏe mạnh đã uống 16 gram collagen mỗi ngày trong 6 tháng. Cuối cùng, họ đã giảm đáng kể độ cứng động mạch so với trước khi họ bắt đầu dùng chất bổ sung.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn về vai trò của việc bổ sung collagen đối với sức khỏe của tim.

6. Lợi ích cho tóc & móng

Bổ sung collagen có thể có các lợi ích sức khỏe Tóc và móng. Uống collagen có thể làm tăng sức mạnh của móng tay bằng cách ngăn ngừa giòn. Ngoài ra, nó có thể kích thích tóc và móng của bạn mọc dài hơn nhưng điều này chưa được nghiên cứu rộng rãi.

The post Collagen – 6 lợi ích thiết yếu appeared first on Làm đẹp & Sức khỏe.

]]>
https://depmai.net/collagen-6-loi-ich-thiet-yeu/feed/ 0
Vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị COVID-19 https://depmai.net/vitamin-va-khoang-chat-ho-tro-dieu-tri-covid-19/ https://depmai.net/vitamin-va-khoang-chat-ho-tro-dieu-tri-covid-19/#respond Sat, 20 Nov 2021 03:29:09 +0000 http://depmai.net/?p=5580 Các bằng chứng gần đây cho thấy bổ sung vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm tải lượng virus và tỷ lệ nhập viện, đồng thời hỗ trợ điều trị COVID-19. Khi thế giới đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19 và việc thiếu các liệu pháp điều trị hiệu quả về mặt […]

The post Vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị COVID-19 appeared first on Làm đẹp & Sức khỏe.

]]>
Các bằng chứng gần đây cho thấy bổ sung vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm tải lượng virus và tỷ lệ nhập viện, đồng thời hỗ trợ điều trị COVID-19.

Khi thế giới đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19 và việc thiếu các liệu pháp điều trị hiệu quả về mặt lâm sàng thì sự chú ý đang chuyển sang các cách khác nhau để tăng cường hệ thống miễn dịch, trong đó có sử dụng vitamin và khoáng chất để hỗ trợ điều trị COVID-19.

Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm vitamin A, B, C, D, E và K, và các vi chất dinh dưỡng như natri, kẽm, kali, clorua, canxi và phốt pho có thể giúp duy trì sức khỏe chung và tăng cường hệ thống miễn dịch, do đó giảm nhiễm trùng. Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong huyết tương sẽ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của hệ thống miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã xem xét dữ liệu liên quan đến vai trò của vitamin và khoáng chất trong việc điều trị COVID-19. Mục tiêu chính là làm nổi bật vai trò điều trị có thể có của các vitamin A, B, C, D, E và K, và các vi chất dinh dưỡng như là chất tăng cường miễn dịch ở bệnh nhân COVID-19.

Link hình: https://media.healthplus.vn/Images/Uploaded/Share/2019/02/13/giam-viem.png

Vitamin là chất tăng cường miễn dịch

Các bằng chứng gần đây cho thấy bổ sung dinh dưỡng có thể giúp giảm tải lượng virus và tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân COVID-19. Vitamin có đặc tính chống oxy hóa và tác dụng điều hòa miễn dịch.

Khoa học đã chứng minh rằng các bệnh như nhiễm virus, béo phìđái tháo đường ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của cơ thể và làm mất đi các vitamin và khoáng chất do nhu cầu về năng lượng hoạt hóa để kích thích miễn dịch.

Vitamin A là một retinyl-ester còn được gọi là axit retinoic. Một số nghiên cứu đã chỉ ra bản chất bảo vệ của retinoids tự nhiên và tổng hợp đối với một số loại virus, bao gồm virus viêm gan B, norovirus, cúm và cytomegalovirus.

Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể vì chúng giúp cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và chất béo.

Trong khi B1 (thiamine) là một co-enzym quan trọng đối với hoạt động của hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch và có tác dụng chống viêm. Sự thiếu hụt loại vitamin này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch dẫn đến tăng viêm và stress oxy hóa.

Mức độ thiamine đủ giúp xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2 vì nó loại bỏ virus SARS-CoV-2 bằng cách kích hoạt miễn dịch qua trung gian tế bào và dịch thể.

Vitamin B2 (riboflavin) có thể làm giảm các tác nhân gây bệnh trong máu của bệnh nhân COVID-19, do đó làm giảm nguy cơ phải truyền máu ở bệnh nhân COVID-19.

Vitamin B3 hay niacin (axit nicotinic, axit pantothenic) có tác động chống viêm và các nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể giúp giảm viêm ở bệnh nhân COVID-19 và thậm chí có thể được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ.

Vitamin B6 (pyridoxine) ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bẩm sinh / thích ứng và sự gia tăng của các tế bào miễn dịch. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung pyridoxine làm giảm các triệu chứng COVID-19 bằng cách giảm các cytokine gây viêm, cải thiện phản ứng miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng đông máu.

Vitamin B9 (axit folic, folate) cần thiết cho sự tổng hợp DNA và protein và đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch thích ứng. Theo một nghiên cứu gần đây, axit folic ức chế enzym furin và ngăn chặn sự liên kết của protein đột biến SARS-CoV-2, giúp kiểm soát bệnh hô hấp ở COVID-19.

Vitamin B12 (cobalamin / cyanocobalamin) có thể điều chỉnh sự hình thành chemokine / cytokine và làm trung gian giao tiếp giữa các tế bào miễn dịch trong các con đường sinh lý bệnh và do đó bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus khác nhau, bao gồm cả SARS-CoV-2.

Vitamin C được biết là hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong cuộc chiến chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Tiêm vitamin C qua đường tĩnh mạch làm giảm đáng kể nhiễm trùng huyết và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Bằng chứng trực tiếp và gián tiếp cho thấy vai trò của vitamin C trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Vitamin D có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, ức chế sự biểu hiện quá mức của các cytokine gây viêm IL-1α, IL-1β và yếu tố hoại tử khối u-α. Tài liệu cho thấy rằng vitamin D đã được nghiên cứu để sử dụng trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARTIs). Vitamin D đã được báo cáo rằng có thể điều chỉnh sự biểu hiện ACE2 trong mô phổi, một yếu tố gây bệnh trong COVID-19.

Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh và đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng của hệ thống miễn dịch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng vitamin E tăng lên giúp duy trì khả năng miễn dịch ở những người cao tuổi. 

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo có tự nhiên trong một số loại thực phẩm và là tham gia vào quá trình cầm máu. Vitamin K1 tham gia vào quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu ở gan và do đó giúp chống lại các biến chứng huyết khối ở bệnh nhân COVID-19.

Link hình: https://nhathuocphuongchinh.com/images/thumbs/0009920_review-10-vitamin-tong-hop-cho-be-tot-nhat-hien-nay_800.jpeg

Vai trò của khoáng chất trong hỗ trợ điều trị COVID-19

Bổ sung khoáng chất đã được chứng minh là có tác động tích cực đến khả năng miễn dịch trong các trường hợp nhiễm virus, ngăn ngừa và làm giảm các bệnh tim mạch và mạch máu não, vốn là những đặc điểm của nhiễm trùng COVID-19 nặng.

Các nghiên cứu ban đầu về COVID-19 cho thấy sự thiếu hụt khoáng chất trong thời gian dài có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ ACE2 trong các tế bào đường hô hấp dưới, do đó có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng SARS-CoV-2.

Các nghiên cứu cho thấy nồng độ natri giảm đáng kể ở bệnh nhân COVID-19 và nồng độ kali thấp có thể dẫn đến tăng ARDS và nguy cơ tổn thương tim cấp tính, đây là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân COVID-19.

Canxi giúp loại bỏ virus khỏi tế bào và các báo cáo cho thấy rằng những bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nặng có nồng độ canxi thấp hơn so với những bệnh nhân ít nghiêm trọng hơn.

Các nghiên cứu cũng báo cáo mức phốt pho thấp trong COVID-19 nghiêm trọng, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi mức phốt pho huyết thanh ở những bệnh nhân COVID-19 nghiêm trọng.

Bổ sung magiê có thể hữu ích trong việc đối phó với căng thẳng do đại dịch và rối loạn căng thẳng sau chấn thương ở những người sống sót sau COVID-19. Nó cũng

điều chỉnh các chức năng miễn dịch khác nhau và đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch đối với nhiễm virus.

Các nguyên tố như kẽm, đồng, mangan và selen cũng cho thấy hoạt tính kháng virus bằng cách ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ. Kẽm hoạt động như một tác nhân tích cực để miễn dịch chống lại bệnh cúm H1N1, và có bằng chứng về sự suy giảm hoạt động của ACE2 trong phổi chuột sau khi bổ sung kẽm. Dữ liệu in vitro cho thấy kẽm ức chế polymerase SARS-CoV-2 bằng cách ngăn chặn sự sao chép của nó. Do đó, bổ sung kẽm có thể là một liệu pháp bổ trợ trong điều trị COVID-19.

Dựa trên những phân tích về vai trò của vitamin và khoáng chất trong việc hỗ trợ điều trị COVID-19, có thể kết luận rằng việc bổ sung vitamin và các vi chất dinh dưỡng có thể tác động tích cực đến kết quả điều trị COVID-19.

(Nguồn https://suckhoedoisong.vn/)

 

The post Vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị COVID-19 appeared first on Làm đẹp & Sức khỏe.

]]>
https://depmai.net/vitamin-va-khoang-chat-ho-tro-dieu-tri-covid-19/feed/ 0
VITAMIN & KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO? https://depmai.net/vitamin-khoang-chat-can-thiet-cho-co-the-nhu-the-nao/ https://depmai.net/vitamin-khoang-chat-can-thiet-cho-co-the-nhu-the-nao/#respond Sat, 20 Nov 2021 03:13:41 +0000 http://depmai.net/?p=5578 Vitamin là tên gọi chung của tập hợp các phân tử hữu cơ, đóng vai trò như các vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với số lượng nhỏ để thực hiện chức năng của quá trình trao đổi chất. Các chất dinh dưỡng thiết yếu này không thể được tổng hợp […]

The post VITAMIN & KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO? appeared first on Làm đẹp & Sức khỏe.

]]>
Vitamin là tên gọi chung của tập hợp các phân tử hữu cơ, đóng vai trò như các vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với số lượng nhỏ để thực hiện chức năng của quá trình trao đổi chất. Các chất dinh dưỡng thiết yếu này không thể được tổng hợp trong cơ thể một cách hoàn toàn hoặc không có đủ số lượng và do đó phải được lấy qua chế độ ăn uống hàng ngày.

1. Vitamin và khoáng chất là gì?

Vitamin và khoáng chất là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để thực hiện các chức năng bình thường trong nội môi. Tuy nhiên, những vi chất dinh dưỡng này không được tạo ra trong cơ thể mà phải có nguồn gốc từ thực phẩm chúng ta ăn vào.

Vitamin là các chất hữu cơ thường được phân thành 2 loại là nhóm vitamin tan trong chất béo hoặc vitamin tan trong nước. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, có tính chất hòa tan trong chất béo và có xu hướng tích tụ trong cơ thể. Ngược lại, các vitamin hòa tan trong nước bao gồm vitamin C và nhóm vitamin B, chẳng hạn như vitamin B6, vitamin B12 và folate, cần phải được hòa tan trong nước trước khi chúng có thể được cơ thể hấp thụ và do đó không thể được lưu trữ lâu dài trong cơ thể. Như vậy, bất kỳ vitamin hòa tan trong nước nào mà cơ thể không sử dụng đến cũng sẽ bị mất chủ yếu qua nước tiểu.

Khoáng chất là những nguyên tố vô cơ có trong đất và nước, được thực vật hấp thụ hoặc động vật tiêu thụ. Mặc dù chúng ta có thể đã quen với tên gọi các chất như canxi, natri và kali, nhưng còn có một loạt các khoáng chất khác, bao gồm các khoáng chất vi lượng (ví dụ: đồng, i-ốt và kẽm) cũng rất cần thiết dù chỉ cần với một lượng rất nhỏ.

Tại Hoa Kỳ, Học viện Y khoa Quốc gia (trước đây là Viện Y học) đã cho khuyến cáo về các giá trị tham chiếu chất dinh dưỡng được gọi là Lượng tham chiếu Chế độ ăn uống (DRIs) cho các vitamin và khoáng chất. Đây là những hướng dẫn để có chế độ dinh dưỡng tốt và là cơ sở khoa học cho việc phát triển các hướng dẫn về thực phẩm ở cả Hoa Kỳ và Canada. Các DRI cụ thể cho các giai đoạn tuổi, giới tính và cuộc đời đối với hơn 40 chất dinh dưỡng. Các hướng dẫn này là dựa trên các báo cáo hiện có về sự thiếu hụt và độc tính của từng chất dinh dưỡng.

2. Những điều chưa biết về vitamin & khoáng chất

Vitamin và các vai trò chính xác của chúng đã gây tranh cãi kể từ khi chúng được phát hiện vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900. Chính là nhờ vào những nỗ lực kết hợp của các nhà dịch tễ học, bác sĩ, nhà hóa học và nhà sinh lý học đã giúp hoàn thiện sự hiểu biết ngày nay của chúng ta về các loại vitamin và khoáng chất.

Sau nhiều năm quan sát, thử nghiệm, một số bệnh lý đã được chứng minh là không phải do nhiễm trùng hoặc độc tố – một niềm tin phổ biến vào thời điểm đó – mà là do thiếu hụt vitamin. Các nhà hóa học đã làm việc để xác định cấu trúc hóa học của vitamin để con người có thể tổng hợp nhân tạo chúng. Ngay sau đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được lượng vitamin cụ thể cần thiết để tránh các bệnh lý có nguyên nhân là do thiếu hụt vitamin và khoáng chất gây ra.

Năm 1912, nhà hóa sinh học Casimir Funk là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ “vitamin” trong một ấn phẩm nghiên cứu đã được cộng đồng y khoa chấp nhận, có nguồn gốc từ “vita” có nghĩa là sự sống và “amine” dùng để chỉ một chất nitơ cần thiết cho sự sống. Cột mốc này đã công nhận Funk được xem là cha đẻ của liệu pháp vitamin, vì ông đã xác định được các thành phần dinh dưỡng bị thiếu trong các bệnh thiếu hụt vitamin như bệnh Scorbut (thiếu vitamin C), bệnh beriberi (thiếu vitamin B1), bệnh pellagra (thiếu vitamin B3) và bệnh còi xương (thiếu vitamin D). Việc phát hiện ra hầu hết các vitamin hiện diện bên trong và vai trò của chúng đối với cơ thể là dần hoàn thiện vào năm 1948.

Vitamin chỉ được lấy từ thực phẩm tự nhiên dung nạp bằng đường ăn uống cho đến những năm 1930 khi các chất bổ sung vitamin nhất định được sản xuất thương mại trên thị trường. Chính phủ Hoa Kỳ cũng bắt đầu tăng cường thực phẩm với các chất dinh dưỡng cụ thể để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin phổ biến vào thời điểm đó, chẳng hạn như thêm i-ốt vào muối để ngăn ngừa bệnh bướu cổ và thêm axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc để giảm dị tật bẩm sinh trong thai kỳ. Kể từ những năm 1950, hầu hết các loại vitamin và vitamin tổng hợp đều có sẵn để bán trên thị trường nhằm ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin.

Cho đến nay, vitamin tổng hợp vẫn được xem là một sản phẩm phổ biến tại các nhà thuốc mà mọi người có thể mua không cần kê toa. Tuy nhiên, liều lượng của nhà sản xuất đối với từng loại sản phẩm cần được tuân thủ, tránh nguy cơ ngộ độc vitamin do tự ý bổ sung quá liều.
Tóm lại, vitamin và khoáng chất là một nhóm các chất cần thiết cho chức năng, sự tăng trưởng và phát triển bình thường của mọi tế bào. Từng loại vitamin đều có một vai trò quan trọng trong cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin xảy ra khi cơ thể không nhận đủ, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Ngược lại, nếu bổ sung dư thừa vitamin cũng khiến cho cơ thể gặp nguy hiểm. Do đó, một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm là luôn được khuyến khích vì đây là cách tốt nhất để có được tất cả các loại vitamin cần hàng ngày một cách tự nhiên và an toàn. Trong trường hợp muốn biết bản thân có bị thiếu vitamin hay khoáng chất gì không thì mọi người có thể đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ.
(Bài tổng hợp từ Vinmec)

The post VITAMIN & KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO? appeared first on Làm đẹp & Sức khỏe.

]]>
https://depmai.net/vitamin-khoang-chat-can-thiet-cho-co-the-nhu-the-nao/feed/ 0
ĂN DƯ MUỐI DỄ CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ & HUYẾT ÁP CAO https://depmai.net/an-du-muoi-de-co-nguy-co-dot-quy-huyet-ap-cao/ https://depmai.net/an-du-muoi-de-co-nguy-co-dot-quy-huyet-ap-cao/#respond Sat, 20 Nov 2021 03:06:57 +0000 http://depmai.net/?p=5570 Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, bệnh tim và huyết áp cao. Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, muối cũng được sử dụng như một chất bảo quản giúp thực phẩm tươi lâu hơn. […]

The post ĂN DƯ MUỐI DỄ CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ & HUYẾT ÁP CAO appeared first on Làm đẹp & Sức khỏe.

]]>
Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, bệnh tim và huyết áp cao.

Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, muối cũng được sử dụng như một chất bảo quản giúp thực phẩm tươi lâu hơn. Thành phần của muối chứa khoảng 60% clorua và 40% natri.

Hầu như tất cả các loại thực phẩm chưa qua chế biến như rau, trái cây, các loại hạt, thịt, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm từ sữa – đều chứa hàm lượng natri nhất định.

Muối ăn giúp thư giãn các cơ, hỗ trợ các xung thần kinh, cân bằng khoáng chất và nước mà chúng ta hấp thụ vào cơ thể.

Cơ thể chúng ta cần bao nhiêu muối một ngày?

Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ natri, trung bình khoảng 1.500 miligam mỗi ngày là đủ. Theo nghiên cứu, mỗi người Mỹ trung bình nạp khoảng 3.400 miligam natri mỗi ngày.

Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, bệnh tim và huyết áp cao. Nhưng làm thế nào để biết bạn có nạp quá nhiều muối vào cơ thể hay không?

Đầy hơi

Khi bạn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng – thì đây là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của việc thừa muối. Muối giúp cơ thể bạn giữ nước vì vậy lượng chất lỏng trong dạ dày tích tụ nhiều thêm, gây chướng bụng.

Không phải cứ thực phẩm có vị mặn mới là chứa nhiều muối. Bánh mì sandwich, pizza, bánh vòng và súp đóng hộp có thể là những nguồn cung cấp muối mà bạn không hề biết.

Huyết áp cao

Có rất nhiều lý do khiến bạn bị cao huyết áp, nhưng một trong số đó có thể do bạn nạp quá nhiều natri vào cơ thể. Sự thay đổi huyết áp xảy ra thông qua thận. Quá nhiều muối sẽ khiến thận khó đào thải chất lỏng không cần thiết ra khỏi cơ thể, kết quả là huyết áp của bạn tăng lên.

Chân bị sưng

Chân bị sưng có thể là một dấu hiệu của việc có quá nhiều natri trong cơ thể. Các bộ phận trên cơ thể như: mặt, bàn tay, bàn chân và mắt cá chân có nhiều khả năng bị sưng nếu thừa muối. Nếu chẳng may chân bạn sưng hơn bình thường, hãy xem lại lượng muối bạn ăn hàng ngày.

Khát nước

Nếu gần đây bạn cảm thấy thực sự khát, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang nạp quá nhiều muối. Ăn nhiều muối khiến cơ thể bạn háo nước.

Cơ thể lấy nước từ các tế bào và bạn bắt đầu cảm thấy rất khát. Uống nhiều nước có thể giúp trung hòa lượng muối và làm tươi mới các tế bào.

Tăng cân

Muối giữ nước, vì vậy có thể khiến bạn tăng cân. Nếu bạn tăng cân nhanh chóng trong một tuần hoặc thậm chí vài ngày, có thể là do bạn đang ăn quá nhiều muối.

Nếu bạn tăng hơn 2 pound (khoảng 1kg) một ngày hoặc 4 pound (2 kg) trong một tuần, hãy xem lại những thực phẩm bạn đã ăn trong vài ngày qua và cố gắng thay đổi để cắt giảm lượng muối.

Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày

Nếu tần suất sử dụng nhà vệ sinh của bạn nhiều hơn, cũng có thể là dấu hiệu bạn đang thừa muối. Ăn nhiều muối khiến bạn cảm thấy khát, điều này có thể kích thích bạn uống nhiều nước hơn. Sau đó, bạn có thể phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.

Ngủ không ngon

Ăn quá nhiều muối vào bữa tối trước khi đi ngủ có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Các dấu hiệu có thể bao gồm từ giấc ngủ không yên, thường xuyên thức dậy vào ban đêm, đến cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng.

Bạn cảm thấy không được khỏe

Khi có quá nhiều muối trong máu, buộc nước đi ra khỏi các ra khỏi tế bào để làm loãng muối. Kết quả khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.

Dạ dày khó chịu

Có quá nhiều muối trong chế độ ăn uống khiến bạn mất nước, dạ dày của bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc bị tiêu chảy.

Nếu dạ dày của bạn khó chịu hoặc bị chuột rút, hãy xem lại những gì bạn đã ăn trong vài ngày qua và tìm cách cắt giảm lượng muối. Uống nhiều nước có thể giúp bù nước cho tế bào và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Ảnh hưởng lâu dài của việc ăn quá nhiều muối

Ăn quá nhiều muối có thể gây một số ảnh hưởng không tốt đến cơ thể bạn. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cơ tim to, đau đầu, suy tim, huyết áp cao, bệnh thận, sỏi thận, loãng xương, ung thư dạ dày và đột quỵ.

Để theo dõi và cân bằng lượng muối chúng ta bổ sung cần: 

Theo nghiên cứu, cứ 10 người Mỹ thì có tới 9 người hấp thụ quá nhiều natri, rất có thể, bạn cũng nằm trong số những người tiêu thụ nhiều muối. Vì vậy hãy:

– Chọn thịt tươi thay vì thịt đóng gói.

– Khi bạn mua rau đông lạnh, hãy chọn những loại “đông lạnh tươi” và tránh những loại đã thêm gia vị hoặc nước sốt.

– Đọc kỹ nhãn và kiểm tra hàm lượng natri trong thực phẩm bạn mà mua.

– Khi mua gia vị, hãy chọn những loại không chứa natri trong thành phần

– Nếu bạn ra nhà hàng ăn, bạn có thể yêu cầu đầu bếp cho ít muối hơn vào món ăn của mình.

(Tổng hợp từ Soha.vn)

The post ĂN DƯ MUỐI DỄ CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ & HUYẾT ÁP CAO appeared first on Làm đẹp & Sức khỏe.

]]>
https://depmai.net/an-du-muoi-de-co-nguy-co-dot-quy-huyet-ap-cao/feed/ 0